Nếu phải áp trần…

Nếu buộc phải dùng đến trần lãi suất thì nhà nghiên cứu chính sách Nguyễn Xuân Thành cho rằng nên áp trần huy động, chứ không phải trần cho vay.

Tuần qua, vấn đề lãi suất lại gây xôn xao khi có thông tin Ngân hàng Nhà nước sắp trình lên Chính phủ 2 phương án điều hành lãi suất. Một là nâng trần lãi suất huy động tối đa lên khoảng 15,5-16,5%/năm và ấn định lãi suất cho vay khoảng 18-19%/năm. Hai là bỏ trần lãi suất huy động, ấn định lãi suất cho vay (cũng ở mức 18-19%/năm).

Dù nhiều suy đoán được đưa ra, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa chính thức lên tiếng. NCĐT đã trao đổi với ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Nghiên cứu Chính sách Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, xung quanh 2 phương án này.

Dưới góc độ thị trường, theo ông Thành, các nhà nghiên cứu không ủng hộ các biện pháp hành chính như áp trần lãi suất, dù là huy động hay cho vay. Lãi suất là một công cụ cạnh tranh giữa các ngân hàng. Lãi suất cho vay chính là giá bán dịch vụ của ngân hàng. Với cùng chất lượng dịch vụ như nhau, ngân hàng nào có giá bán cạnh tranh hơn thì có nhiều khách hàng hơn.

Lãi suất huy động cũng vậy, nếu ngân hàng làm ăn tốt, có uy tín, mức độ an toàn cao thì sẽ thu hút được người gửi tiền với lãi suất hợp lý. Ngân hàng nhỏ, thương hiệu chưa tốt phải chấp nhận trả lãi suất huy động cao hơn. Như vậy, nếu áp trần lãi suất thì cũng đồng nghĩa với việc triệt tiêu tính cạnh tranh.

Nhưng nếu phải áp dụng biện pháp hành chính, theo ông, Ngân hàng Nhà nước nên chọn phương án nào?

Trên thực tế, trần lãi suất tiền gửi hiện nay cũng không được nhiều ngân hàng tuân thủ. Nhưng nếu phải làm thì nên áp trần huy động, chứ không nên là trần cho vay.

Về bản chất, lãi suất huy động và lãi suất cho vay có sự khác biệt rất lớn. Khi có người mang tiền đi gửi ngân hàng, nhân viên tín dụng chỉ căn cứ vào số tiền gửi nhiều hay ít, thời hạn gửi dài hay ngắn để đưa ra mức lãi suất cao hay thấp, chứ không quan tâm người gửi tiền là ai. Trong khi đó, lãi suất cho vay phụ thuộc nhiều vào khả năng trả nợ của người đi vay, mức độ rủi ro của dự án. Doanh nghiệp lớn, có lịch sử tín dụng tốt, dự án tiềm năng thì sẽ được vay lãi suất thấp hơn. Doanh nghiệp nhỏ, mới hoạt động, dự án rủi ro cao sẽ phải chịu lãi suất cao.

Nếu bị khống chế trần lãi suất, tất nhiên ngân hàng phải chọn đối tượng an toàn hơn để cho vay. Khi đó, chỉ có các doanh nghiệp lớn là được vay, còn doanh nghiệp nhỏ thì không tiếp cận được vốn. Như vậy, ngân hàng không thể thực hiện vai trò là kênh cấp vốn cho cả nền kinh tế và trần lãi suất cho vay chắc chắn sẽ bị phá vỡ.

Trong bối cảnh hiện nay, có lẽ chỉ có cách này mới hạ được lãi suất?


Lãi suất ngân hàng chỉ có thể giảm một cách căn cơ khi lạm phát có tín hiệu giảm trong những tháng tới. Trên thực tế, vấn đề bức thiết của doanh nghiệp hiện nay là khả năng tiếp cận tín dụng, chứ không chỉ là lãi suất.

Lãi suất cao chắc chắn sẽ làm tăng chi phí kinh doanh, nhưng có doanh nghiệp chấp nhận trả lãi cao vẫn khó vay. Chẳng hạn, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vừa huy động vốn thông qua việc phát hành 90 triệu USD trái phiếu quốc tế thời hạn 5 năm với lãi suất danh nghĩa 9,87% và lợi suất đáo hạn lên tới 11%. Mức lãi suất này là cao, nhưng ban lãnh đạo của Tập đoàn vẫn tỏ ra hài lòng vì vay được vốn.

Như vậy vẫn là chuyện thiếu thanh khoản, dù theo thống kê không chính thức, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã bơm hơn 17.000 tỉ đồng thông qua thị trường mở?


Trong 4 tháng đầu năm 2011, tổng cung tiền chỉ tăng 1%, thể hiện việc tiền tệ được thắt chặt. Bơm tiền qua thị trường mở và qua tái cấp vốn là có. Vậy lượng tiền này đi đâu?

Lượng vốn tung ra trong những năm qua là rất lớn. Cụ thể, từ năm 2001 đến nay tăng trưởng tín dụng luôn đạt trên 20%/năm (duy nhất có năm 2006 là 19,2%). Thậm chí có những năm tăng vọt như năm 2007 tăng tới 51,39%, năm 2009 (Chính phủ triển khai chương trình kích cầu) là 37,7% và 2010 là 29,8%.

Khi tín dụng tăng, nguy cơ nợ xấu tăng theo là khó tránh khỏi, nhưng tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng những năm qua luôn được báo cáo là ở mức an toàn, cao nhất cũng chỉ khoảng 2,5% tổng dư nợ. Tôi cho rằng khả năng rất lớn là các ngân hàng sử dụng hình thức đảo nợ, vay ở thời điểm lãi suất thấp để trả các khoản vay lãi cao trước đó. Như vậy, các ngân hàng không tăng được khoản vay mới, cũng không thu được nợ và phải luôn cần tiền do Ngân hàng Nhà nước bơm ra để giải quyết vấn đề thanh khoản. Bơm tiền thì cứu được các ngân hàng nhưng lại làm tăng áp lực lạm phát.

Liệu có giải pháp nào có thể giải quyết tạm thời vấn đề thiếu thanh khoản mà không làm gia tăng áp lực lạm phát?


Chính sách tiền tệ thắt chặt cần được duy trì một cách kiên định để kéo lạm phát xuống. Ngân hàng Nhà nước cũng cần sẵn sàng đứng ra cung cấp thanh khoản bằng công cụ thị trường mở, tái chiết khấu và tái cấp vốn. Tuy nhiên việc làm này không được dễ dãi.

Việc tăng các mức lãi suất này (gần đây nhất là tăng lãi suất trên thị trường mở từ 14% lên 15% từ ngày 17.5) phát đi tín hiệu là ngân hàng nào muốn vay vốn của Ngân hàng Nhà nước (do thiếu thanh khoản) thì phải chấp nhận mức lãi suất cao hơn.

Chính sách tiền tệ cũng cần phải được hỗ trợ bằng chính sách tài khóa. Việc kiên quyết cắt giảm chi tiêu công, thu hẹp thâm hụt ngân sách sẽ làm giảm nhu cầu vay của khu vực công và đưa tín dụng đến khu vực sản xuất kinh doanh, từ đó giải quyết được một phần đáng kể vấn đề thanh khoản.

(Nhịp cầu đầu tư)

Tin mới hơn
  • Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay
  • Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?
  • Từ việc tăng lương nghĩ đến bài toán cung – cầu
  • Lương mới, bất cập vẫn cũ
  • Lạm phát 2012: Nhìn thế giới, lo trong nước
  • Tết làm “méo” bức tranh kinh tế tháng 1
  • Tăng trưởng, chỉ số giá và an sinh xã hội
  • Kinh tế Việt Nam: Bàn tay hữu hình hay vô hình đang thắng thế?
  • “Không có lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng”
  • Tái cấu trúc, đầu tiên hãy cải tổ hành chính
  • Tăng trưởng tín dụng ngân hàng 2012: Ai ở nhóm nào?
  • Được và mất từ tăng trưởng và lạm phát 2011
  • Điểm nóng Kinh tế 2011: Những con số gây sốc
  • Tái cơ cấu: Ngân hàng mới là “kinh khủng”
  • Chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2011 là 18,12%
Tin cũ hơn
  • Thu phí thẻ ATM: Cần phải tính toán chặt chẽ!
  • Tìm đòn bẩy cho ngành phần mềm
  • Rau quả Trung Quốc hết ăn khách
  • Tập đoàn Nhà nước dưới góc nhìn người trong cuộc
  • Tập đoàn kinh tế nhà nước: Nắm gì, buông gì?
  • TPHCM thu phí, cấm xe để giảm ùn tắc giao thông
  • Lãi suất cao đang “đè nặng” lên tăng trưởng
  • Bàn cờ kinh tế
  • Phân biệt đối xử đang giảm dần?
  • Từ quê ra phố và bài toán lệch giá (Bài 2)
  • Còn thắt chặt tiền, lãi suất khó giảm
  • Tăng 2,38%, CPI tháng 5/2011 tại Tp.HCM giảm tốc
  • Giá cá tra giảm, người nuôi nhỏ lẻ bất lợi
  • Thủy sản Việt Nam sẽ tăng giá cá tra xuất khẩu
  • Xuất khẩu nông sản tiếp tục được giá nâng đỡ
Tin chào nổi bật từ sàn giao dịch

NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.

 Hiện bên sàn VINATEP  có 5  sàn xuất  Ngoại giao Dự Án : Đ/C -  Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.

BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.

Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m

BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2  XD 45 Tầng  căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40%  HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM QUỐC LỘ 32.

Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.

DỰ ÁN KHU SINH THÁI TUẦN CHÂU ECOPARK - QUỐC OAI - HÀ NỘI.

Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI CAO CẤP ĐAN PHƯỢNG (THE PHOENIX GARDEN).

Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.

QUẦN THỂ KHÁCH SẠN, RESORT BIỆT THỰ 5 SAO ĐẢO HOA PHƯỢNG

BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.


BÁN DỰ ÁN HONG KONG TOWER

DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.

Tin chào mới nhận trên Sàn giao dịch
  • NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.
  • Bán nhà riêng sổ đỏ chính chủ tại ngõ 192 đường Giải Phóng
  • Bán căn hộ chung cư khu đô thị Pháp Vân
  • Bán căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City
  • Cần bán Dự Án CC Hưng Việt Bộ Quốc Phòng và Công ty Dịch Vụ Quốc Tế Anh Thư làm chủ đầu tư, Mỹ Đình 1.
  • Bảng giá Victoria Văn Phú
  • Bán liền kề tại khu B Geleximco, giá tốt nhất thị trường.
  • Chính chủ cần bán Gấp Lô Đất Liền Kề Khu Nhà ở Chiến Sĩ Tổng Cục 5 Bộ Công An
  • BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.
  • BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Tiện ích
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn